Công dụng Ngọc

Làm tranh đá quý

Từ xa xưa, ngọc và vàng gắn với biểu tượng quyền lực và sự giàu có của giới quý tộc (vua chúa, vương tôn, công tử) khi được khảm trên vương miện, vương trượng, chuôi kiếm, yên ngựa và nữ trang của hoàng gia. Cho đến thời hiện đại cả ngọc và vàng đều có thể được sử dụng như tiền tệ (bản vị). Nhưng trên thế giới không ít loại tiền tệ bị mất giá. Mấy năm trở lại đây giá vàng trên thế giới luôn biến động mạnh mẽ, có lúc giảm đáng kể, trong khi đó giá ngọc lại luôn tăng lên, nhất là đối với những loại ngọc quý xuất xứ từ thiên nhiên. Có không ít nước còn xếp ngọc vào loại tiền cứng được ngân hàng dự trữ và giữ giá, chẳng hạn Iran, nơi mà kho báu hoàng gia, một trong số đó là chiếc vương miện với trên 3000 viên kim cương bị xung công trong cuộc cách mạng lật đổ vua Iran, đã làm nền tảng hậu thuẫn cho tiền tệ Iran đến ngày nay[3]. Từ thập niên 1970 trở lại đây, việc buôn bán các loại ngọc trang sức trên thế giới diễn ra rất sôi động. Năm 1991 kim ngạch mậu dịch của ngọc đã lên tới 96 tỷ USD. Vài năm gần đây tốc độ tăng giá của ngọc vào khoảng 8-12%/năm, và người ta thường nhắc đến một câu nói "vàng thì có giá còn ngọc lại vô giá".

Mỗi loại đá quý có hình dáng và màu sắc riêng nên chúng có những truyền truyết tượng trưng tương ứng, có loại còn được coi là mốc sinh trưởng của tháng và mùa. Vì vậy, đối với con người thì sắc thái của ngọc không chỉ là hiện thân của giàu có mà còn biểu đạt khí chất. Tự cổ chí kim ở cả phương Đôngphương Tây, mọi người đều coi ngọc là tài phúc của tự nhiên, tượng trưng cho hòa bình, hữu nghị, may mắn, như ý, hạnh phúc, sức mạnh và quyền lực. Ngày nay, với màu sắc thần bí vốn có cộng thêm vẻ đẹp tự thân và giá trị kinh tế lớn, ngọc ngày càng có sức hấp dẫn không chỉ với thế giới quý tộc, người mẫu, những ngôi sao màn bạc và những nhà tạo mẫu mà cả đối với mọi người bình thường trên khắp các châu lục.

Một cặp nhẫn cưới đính kim cương

Ngọc được ứng dụng chủ yếu trong mỹ nghệ và trang sức, tuy nhiên một số loại với tính chất lý hóa đặc biệt có thể được ứng dụng trong khoa học kỹ thuật. Hồng ngọcxa-phia thường được dùng trong kỹ thuật laser, tạo ra laser hồng ngọc hoặc laser xa-phia; làm chân kính của các dụng cụ cơ khí chính xác như trục của các bánh răng đồng hồ; hoặc các thấu kính đòi hỏi độ tinh khiết và bền như ống kính máy ảnh, các thấu kính hiển vi, mặt kính đồng hồ v.v. Kim cương, do độ cứng cao nhất trong số các khoáng chất thiên nhiên, được sử dụng nhiều trong cắt gọt, mài, giấy ráp đánh bóng và chỉ có kim cương mới cắt và đánh bóng được kim cương. Kim cương không màu và một số màu khác, ngoại trừ màu xanh, còn được ứng dụng chế tạo các điện trở do không dẫn điện, hoặc chất bán dẫn với kim cương xanh, cho các dụng cụ điện tử có khả năng chịu nhiệt và đòi hỏi độ bền cực cao. Nhờ độ cứng cơ học và ít phản ứng hóa học với một số hóa chất, kim cương cũng được ứng dụng để chế tạo một số máy móc chuyên dụng trong công nghệ địa chất như đầu mũi khoan.

Thần bí hơn, trong nhiều nền văn hóa người ta tin rằng một số loại ngọc có khả năng chữa các bệnh nhất định[4].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngọc http://www.britannica.com/EBchecked/topic/2019608 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/228157 http://www.pearls.com/education/famous_pearls.htm http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85053712 http://d-nb.info/gnd/4052949-6 http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00563481 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Quoc-te/20... http://dantri.com.vn/suckhoe/2005/9/77396.vip http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://www.vnn.vn/xahoi/guinness/2004/10/339599/